Hướng dẫn sinh hoạt ở Nhật Bản

LỄ PHÉP VÀ ĐÚNG MỰC

Lễ nghĩa là những phép tắc và sự đúng mực, là điều cần thiết để duy trì trật tự và quan hệ xã hội. Nhật Bản là quốc gia trọng lễ nghĩa.

1. Gọi tên

– Khi gọi tên một ai đó thì bạn thêm …..san.

– Khi gọi bé trai hoặc người ít tuổi hơn, bạn thêm ….kun

– Khi gọi bé gái hoặc người ít tuổi hơn (phụ nữ) bạn thêm ….chan

– Trong Công ty bạn không nên gọi tên mà nên gọi bằng chức vụ của người đó. Mình vào sau, đồng nghiệp mình sẽ gọi là Sempai.

2. Chào hỏi

Chào hỏi là một phần quan trọng trong đời sống của người nhật, bắt đầu một ngày mới, một buổi họp hay một buổi tiệc và cũng kết thúc trong lời chào. Tùy thời điểm mà có những cách chào khác nhau. Nguyên tắc chào hỏi như sau.

– Ai thấy trước chào trước

– Người nhỏ tuổi hay vị trí xã hội thấp chào trước

3. Phong cách

Phong cách là cách biểu lộ cá tính nói chung, người có phong cách là người biết nghĩ đến lợi ích của người khác, nghiêm chỉnh trong lời ăn tiếng nói và thái độ, phong cách rất quan trọng, nó được xem là một phần của nhân cách.

Người nhật thường để tâm đến những điều sau đây trong sinh hoạt

– Ăn mặc sạch sẽ (phù hợp với công việc) để không gây khó chịu cho người chung quanh

– Giữ chuẩn mực đạo đức xã hội và phép tắc trong sinh hoat, luôn nghĩ xem việc làm của mình có làm phiền đến người khác hay không.

– Ban đêm là giờ nghĩ ngơi của mọi người, không được nói lớn tiếng,gây ồn ào mất trật tự.

– Khi nhờ ai việc gì hoặc nói điều mình bất mãn không nên chỉ nghĩ đến mình, lắng nghe ý kiến của người khác trước khi nói.

– Làm vệ sinh nhà cửa ít nhất một tuần một lần, luôn giữ sạch sẽ môi trường xung quanh để cuộc sống thoải mái.

4. Đúng giờ

Người nhật đúng giờ vì không muốn sự trễ nãi của mình làm ảnh hưởng đến người khác. Đây là suy nghĩ đặc thù của người nhật về thởi gian. Lúc nào cũng lưu tâm đến việc đến trước giờ hẹn hoặc giờ bắt đầu một công việc gì đó. Đến trễ không phải chỉ là thất lễ mà trong nhiều trường hợp còn làm mất uy tín của bạn. Trường họp không thể đến đúng hẹn, phải điện thoại cho biết. Đây là thông lệ phải giữ ở Nhật Bản.

5. Tiền boa

Người nhật không có thói quen cho tiền boa, khác với các nước Âu-Mỹ. Ở đây chúng ta không bàn đến vấn đề tốt xấu hoặc đúng sai mà là vấn đề tập quán và mong rằng bạn sẽ quen.

6. Một số phép tắc khác

– Lấy một vật vô chủ ở ngoài đường ở Nhật Bản mang về dùng là trộm cắp. Cảnh sát thường bắt những vụ tự tiện sử dụng xe đạp để ở nhà ga hay ngoài siêu thị. Tại nhật dù biết rằng đó là một vật vô chủ hay vứt bỏ vẫn không được phép dùng. Có nhiều việc rắc rối trước đây do tự tiện hái măng, nấm mọc trên núi hoặc hạt dẻ, trái hồng mọc trong vườn hoang hay những bãi đất trống.

– Về vấn đề lịch sự nơi công cộng, người nhật hay phàn nàn về việc khạc nhổ và vứt tàn thuốc bừa bãi, ngoài ra việc ném rác hay đồ vật qua cửa sổ nhà hay qua của xe cũng là hành động cần phải tránh.

– Như vậy, có một số việc là bình thường ở nước bạn nhưng trở thành việc phạm pháp hoặc vô văn hoá tại Nhật Bản. Vì thế các bạn chỉ nên dùng những gì mình tự mua hoặc trực tiếp nhận từ người khác mà mình biết rõ. Nhặt được của rơi nhất định phải trình báo với cảnh sát. Điều gì không rõ thì hãy hỏi người hướng dẫn hoặc nhìn theo người nhật để làm.

SINH HOẠT HÀNG NGÀY

– Nhà bếp:

Hầu hết các gia đình nhật dùng gas để nấu ăn, rất tiện lợi chỉ cần bật lửa là nấu được ngay và khi muốn tắt chỉ cần nhấn nút là xong. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách dễ gây cháy nguy hiểm làm chết người. Ở nhật gas được truyền trực tiếp từ nơi chứa gas về bếp của bạn vì thế rất nguy hiểm nếu không cẩn thân.

– Đồ điện:

Nhật Bản dùng điện 110v những đồ điện bạn mang sang, trừ đồ dùng pin, còn lại không dùng được, trong nhà có nhiều đồ vật sử dụng điện như: Nồi cơm, máy hút bụi, máy giặt, lò sưởi, lò vi sóng, tủ lạnh, máy sấy tóc .v.v. hãy hỏi người hướng dẫn sinh hoạt để được hướng dẫn.

– Nước sinh hoạt:

Người Nhật uống nước sống trực tiếp lấy ra từ vòi. Có nhiều nước trên thế giới không uống trực tiếp được mà phải đun sôi vì trong nước có nhiều vôi hoặc các chất vô cơ khác. Trên thế giới có ít quốc gia có thể uống nước sống giống như Nhật Bản, nhưng bạn đừng quên để có được nguồn nước quý báo đó, người nhật tốn rất nhiều tiền để lọc nước. Chúng ta không được dùng nước lãng phí. Tuy nhiên, có thể chất lượng nước mỗi vùng khác nhau, vì vậy để an toàn, bạn có thể đun sôi uống để tốt cho sức khỏe.

– Các vấn đề khác:

Ngày nghĩ các bạn hay tập trung nhậu nhẹt, ăn uống, nhà cửa thì chật hẹp, san sát nên chỉ cấn nói lớn tiếng hoặc tiếng động mạnh là sẽ vọng sang nhà bên cạnh vì thế có vài người tụ họp cười nói thì dễ bị hàng xóm than phiền nhất là vào ban đêm, các bạn cần chú ý. Ngoài ra, người Nhật rất nhạy cảm với vấn đề vệ sinh vì thế các bạn hay bị than phiền về việc không giữ vệ sinh, nhà cửa không thường xuyên dọn dẹp, rác phải bỏ đúng ngày giờ và nơi qui định. Các bạn nên tạo cho mình thói quen dọn dẹp nhà cửa ít nhất một tuần một lần, giữ thật sạch sẽ phòng ở, nhà bếp cũng như quần áo nhất là ở những nơi dùng nước như nhà tắm, bồn rửa chén, bồn rửa mặt, nhà bếp và toilet.

1. Ăn uống và phép lịch sự:

Có nhiều cách ăn uống khác nhau do ảnh hưởng của địa lý, phong tục hay tập quán mà có nhiều cách ăn khác nhau, có người ăn bằng thìa, bằng đũa, bằng tay .v.v. người Nhật ăn cơm trên bàn và ăn bằng đũa. Trên bàn ăn có rất nhiều chén, dĩa vì người nhật coi trọng hương vị tự nhiên và hình dạng ban đầu của nguyên liệu, cũng như rất để ý cách sắp xếp đẹp mắt vì thế mỗi món ăn được bày trên một đĩa riêng, nước chấm thì mỗi người một chén không ai dùng chung. Khi không có người nhật, ăn thế nào cũng được tùy vào bạn nhưng cần chú ý không để xương lên bàn hay xuống đất, cần để gọn gàng vào một chén nhỏ để dễ dọn vệ sinh khi ăn xong.

2. Bỏ rác

Những đồ không dùng trong gia đình khi vứt đi sẽ thành rác. Để việc xử lý và tái chế một cách dễ dàng, địa phương nào cũng có những qui định riêng về vấn đề bỏ rác và kêu gọi người dân thực hiện. Các bạn cần phải giữ gìn những quy định của địa phương.

Những điều hay bị than phiền

– Xả rác ở ban công, hành lang, cửa thoát hiểm hoặc ném rác qua của sổ.

– Không phân loại rác, dồn tất cả mọi thứ vào một bao.

Vì thế các bạn cần hỏi người quản lý về cách phân loại rác, ngày giờ bỏ rác, nơi bỏ rác và tuân thủ những qui định này.

Về cơ bản, rác ở nhật được phân làm 6 loại như sau:

– Rác đốt được (là các loại rác nhà bếp, cơm thừa, thức ăn thừa, vỏ trái cây, hộp giấy, cỏ dại, tã giấy, băng vệ sinh .v.v. )

– Rác không đốt được (đồ nhựa, túi nylon, nhựa xốp, đồ góm sứ, giầy, dép, bóng đèn, kiếng, phích nước, bình xịt .v.v.)

– Rác tái sinh (giấy báo, giấy quản cáo, họp giầy, thùng các tông, máy lạnh, lò sưởi, bếp gas .v.v.)

– Rác độc hại (pin, bóng đền nê-ông, cập nhiệt độ .v.v.)

– Rác lớn (bàn, ghế, tủ, giường, thảm .v.v.)

– Rác không nhận (xe máy, sàn chiếu, lốp xe, dầu phế thải .v.v.) muốn bỏ đi phải tốn phí.

Nhìn chung thì chỉ cần phân làm 3 loại lớn là Rác đốt được, rác nhựa và rác chai, lon thiếc.

3. Mua sắm

– Không trả giá:

Tại các cửa hàng ở Nhật Bản mọi món hàng bày bán đều có dán biểu giá, người mua không cần trả giá mà mua đúng với giá ghi trên đó, người bán cũng không bán cao hơn giá đã định vì biết rằng nếu bán cao hơn nơi khác lần sau khách hàng sẽ không đến mua nữa. Khi bạn thấy món hàng mình muốn mua có vẻ đắt, bạn nên qua các cửa hiệu khác để tham khảo giá, hiệu nào hàng tốt giá rẻ thì mua. Cách mua bán trên mang đậm chất Nhật Bản.

– Không ăn thử:

Có nhiều nước có tập quán là ăn thử, trả giá rồi mới mua, nhưng ở Nhật Bản không có thói quen ăn thử những món hàng bày bán. Trường hợp có thể ăn thử được, cửa hàng sẽ để riêng cho khách biết (thông thường là giới thiệu một món ăn, nước uống mới). Ngoài trường hợp này, bạn không nên ăn thử vì có khả năng sẽ gặp rắc rối với người bán. Bạn cần biết và tôn trọng các tập quán ở Nhật Bản.

4. Trong cửa hàng

Tại các điểm bán hàng tại Nhật Bản, ngoài quầy tính tiền, bạn ít tìm thấy nhân viên đứng phục vụ hay bảo vệ đứng ngoài cổng, thay vào đó là hệ thống camera giám sát được đặt trên trần nhà và theo dõi mọi hoạt động của cửa hàng 24/24. Khi bạn có hành động ăn thử hay lấy trộm đồ sẽ bị phát hiện ngay, nhân viên sẽ ngay lập tức chạy đến, vì thế dù không thấy ai bạn cũng nên giữ phép lịch sự tại nơi mua bán.

Những điều hay bị than phiền nhiều bạn cần chú ý:

– Tự tiện ăn thử

– Không cho hàng hóa vào giỏ của siêu thị mà cho luôn vào giỏ của mình;

– Không mua mà hay sờ mó mạnh tay làm hư hỏng hàng hóa;

– Hay trả giá (tùy chỗ bạn vẫn có thể trả giá được như chợ cóc, các hàng bán ngoài lề đường .v.v.)

5. Thuế tiêu dùng

Mức thuế được áp dụng hiện nay tại nhật là 8%. Khi mua hàng sẽ có 2 mức giá, mức giá bạn phải trả là bao gồm cả thuế. Ví dụ, giá trị món hàng là 100 yên thì khi thanh toán sẽ là 108 yên ( 100+8% thuế = 108 yên). Hàng mua ở các máy bán hàng tự động như nước uống, cafe .v.v. là đã có tính thuế, còn lại trong siêu thị là hàng chưa tính thuế.

LUẬT ĐI ĐƯỜNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

1. Luật đi đường: Tại Nhật Bản là “xe bên trái, người bên phải”, có nhiều nước thì ngược lại.

– Khi đi bộ: Bạn phải đi trên đường dành cho người đi bộ, nếu không có, bạn đi bên lề phải của đường.

– Khi đi xe đạp: ạBn đi bên trái và ép sát vào lề đường để đừng cản trở các loại xe khác.

Ngoài ra, người nhật rất tôn trọng luật lệ và đèn giao thông. Khi gặp đèn đỏ dù hai bên không có xe chạy qua, họ vẫn không vượt đèn đỏ, chờ đến khi đèn xanh rồi mới chạy. Ngược lại, khi gặp đèn xanh họ nhấn ga chạy thẳng và rất nhanh vì thế khi gặp đèn đỏ, bạn tuyệt đối không được băng qua đường. Ở nhật ai đi sai luật nếu gây tai nạn sẽ bị xử phạt rất nặng.

Tập thói quen không qua đường ẩu, phải đường trên vạch dành cho người đi bộ. Khi đi xe đạp muốn quẹo phải, các bạn phải qua đường chung với người đi bộ. Đây là nguyên tắc các bạn phải tuân thủ để không bị tai nạn giao thông nơi xứ người.

2. Phương tiên giao thông:

– Xe điện: Xe điện rất tiện lợi, vừa nhanh vừa rẻ vừa đi xa được. Hãy giữ vé cẩn thận vì nếu làm mất bạn sẽ phải trả thêm tiền lần nữa. Nếu không biết cần bao nhiêu tiền để đến ga mình muốn xuống hãy hỏi nhân viên tại quầy vé. Đi xe điện rất phức tạp, bạn nên tra kỹ tuyến tàu, đường đi, nơi phải xuống để đổi tàu .v.v.

Về chủng loại: Xe điện có nhiều loại như tàu thường (futsu), tàu nhanh (kaishokku), tốc hành (Kyuko), tốc hành đặc biệt (Tokkyu). Tùy theo ga đến muốn xuống mà bạn chọn chủng loại cho phù hợp. Loại tàu thường (futsu) dừng ở tất cả các ga nhưng những tàu khác thì không dừng. Muốn đi nhanh, bạn có thể đi tàu tốc hành đến nữa đường rồi chuyển sang tàu thường để đến ga muốn xuống. Khi đi tàu Tokkyu bạn phải trả thêm tiền, nếu không biết giá là bao nhiêu, hãy hỏi nhân viên hoặc mua vé thấp nhất sau khi đến nơi thì trình cho người xoát vé hoặc trả thêm tiền bằng máy tự động.

Trong xe điện thì tất cả các tàu điều cấm hút thuốc. Tuy nhiên, ở nhà ga một số nơi có trang bị phong hút thuốc. Tại các nhà ga tàu điện ngầm thì tuyệt đối không được hút thuốc. Đây là luật lệ bạn phải tuân thủ.

Ngoài ra, trong các phương tiện công cộng chuyên chở đông người như xe điện, xe buýt đều có hàng ghế ưu tiên dành cho người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người đi với trẻ em .v.v. Khi trong xe không có hành khách được ưu tiên thì bạn có thể dùng, nhưng khi có thì bạn phải nhường.

– Xe buýt: Khi đi xe buýt chúng ta nên chuẩn bị tiền lẽ 100 yên và 10 yên. Giá tiền được ghi gần chỗ người lái xe, nếu không biết bạn có thể hỏi người lái xe. Xe buýt ở Nhật Bản, người lái xe làm hết mọi việc, đôi khi có thêm một người nữa hoặc là người học việc hoặc là người kiểm tra an toàn của cty xe buýt. Xe buýt có cửa lên và xuống riêng biệt. Có khi lên xe bạn phải rút một phiếu ở cửa lên để khi xuống tính tiền. Có tuyết thì đồng giá cho mọi bến, có tuyến thì tính tiền theo quãng đường. Trên xe buýt cấm hút thuốc và có ghế ưu tiên. Khi muốn xuống trạm nào thì bạn cần bấm chuông khi gần đến trạm nếu không có thể xe sẽ bõ ga đó chạy thẳng.

– Taxi: Dùng taxi bạn có thể đến tất cả mọi nơi trong thành phố và được đưa đến tận nhà, Những trường hợp sau đây nên dùng taxi: Khi có việc khẩn cấp, khi không biết đường .v.v. ngoài ra bạn không nên dùng vì rất đắt đỏ. Tất cả các loại xe taxi ở Nhật Bản đều có cửa đóng mở tự động, bạn không cần mở cửa hay đóng. Xe giới hạn số người được chở, thông thường là 4 người, nếu hơn bạn phải dùng 2 xe.

NGÂN HÀNG VÀ BƯU ĐIỆN

1. Ngân hàng:

Người Nhật Bản không có thói quen mang nhiều tiền bên người, họ thường gửi vào ngân hàng hoặc bưu điện (bưu điện ở nhật có làm thêm phần ngân hàng). Khi đến Nhật Bản bạn sẽ được hướng dẫn làm thẻ ngân hàng hoặc bưu điện để nhận lương. Khi đăng ký làm thẻ ngân hàng, bạn sẽ được phát trước một cuốn sổ, sổ này dùng để ghi nhận các giao dịch (tiền chuyển đến, chuyển đi), bạn cũng có thể dùng sổ này đến quầy giao dịch để rút tiền (từ thứ 2 đến thứ 6, từ 9:00 ~ 15:00). Sau khi đăng ký thì mất khoảng 1 tuần để thẻ được chuyển đến địa chỉ của mình. Bạn có thể chuyển tiền về cho gia đình qua ngân hàng.

2. Bưu điện:

Ngoài chức năng gửi nhận thư như thông thường, bưu điện ở nhật có chức năng gửi và nhận tiền như một ngân hàng có thể chuyển tiền về gia đình như ngân hàng. Có thể gửi thư, bưu kiện hoặc bưu phẩm về nước, có những mặt hàng bị cấm hoặc bị hạn chế số lượng, kích thước và giá cả tùy vào mỗi vùng cũng sẽ khác nhau. Để biết cụ thể bạn nên hỏi nhân viên bưu điện.

DỊCH VỤ

1. Giao hàng tận nhà: Tại Nhật Bản, dịch vụ giao hàng tại nhà của tư nhân phát triển mạnh, bạn có thể gửi hàng đến bất cứ đâu trên đất nước nhật, trừ những mặt hàng cấm, nguy hiểm và động vật những vật dụng khác có thể gửi trong cùng một thùng các tông. Nơi nhận ký gửi (chuyển các mặt hàng này) rất đa dạng như: Compini, tiệm giặt ủi, tiệm thuốc .v.v. Bạn có thể nhờ dịch vụ này đến tận nhà để lấy hàng. Hãy tiềm hiểu thêm để biết rõ nhé.

2. Xã hội dùng thẻ: Thẻ phát triển mạnh ở Nhật Bạn, chỉ với 1 chiếc thẻ bạn có thể đi mua hàng, vé xe điện, thanh toán các hóa đơn hoặc đơn giản là đề rút tiền. Tuy nhiên, cách mua sắm này thường ảnh hưởng đến túi tiền của bạn vì bạn không biết là phải trả bao nhiêu ( hay tiêu quá tay cho việc mua sắm mà không có khả năng thanh toán).

3. Thẻ điện thoại: Hầu hết các bót điện thoại công công đều dùng thẻ được, vừa nhanh chóng, vừa tiện lợi và rẻ. Thẻ này là thẻ trả trước (nạp tiền trước dùng sau). Bạn phải giữ cẩn thân, nếu bị mất sẽ phải mua lại cái khác.

TIỀN YÊN VÀ TỈ GIÁ

Nhật Bản sử dụng đồng tiền với tên gọi là Yên. Mệnh giá các loại tiền này lần lượt là: 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên, 500 yên, 1000 yên, 5000 yên và 10,000 yên.

Tùy theo mệnh giá đồng tiền nước bạn muốn gửi đến và tỷ giá thời điểm bạn chuyển mà người thân sẽ nhận được nhiều hay ít. Thông thường nếu dùng tiền kiếm được tại nhật để tiêu tại nhật thì bạn không cần quan tâm đến tỷ giá, nó chỉ cần thiết khi chuyển ra nước ngoài (chuyển về nước của bạn).

SINH HOẠT TRONG BỐN MÙA

Nhật Bản có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rất rõ rệt. Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8, mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2, mỗi mùa khoảng 3 tháng. Sự thay đổi của thời tiết các bạn sẽ cảm nhận được, cần chú ý nhiệt độ thay đổi dễ gây các loại cảm cúm, khi mùa đông đến trong nhà thì có lò sửa nên không sao nhưng khi ra ngoài bạn nhất định phải mặc thêm cho ấm. Mùa xuân thì có lễ hội ngắm hoa anh đào, mùa hè có lễ hội pháo hoa, mùa thu thì có lễ hội lá đỏ, mùa đông thì sẽ ngắm tuyết, tắm onsen .v.v.

Bạn nên tập thói quen xem dự báo thời tiết mỗi ngày, dự báo thời tiết được cập nhật liên tục trên ti vi, báo, điện thoại và tương đối chính xác, nếu thời tiết dự báo có mưa, bạn nên mang theo dù hoặc đi ủng .v.v.

LỊCH VÀ LỄ HỘI

Trong lịch Nhật Bản có 14 ngày lễ trong năm. Hiểu được ý nghĩa của những ngày này, các bạn có thể biết được văn hóa và truyền thống của Nhật Bản, đồng thời nó giúp bạn dễ đặt chương trình cho mình. Ngày lễ của Nhật Bản có những đặc thù khác ngày lễ của những nước khác như sau:

1/ Lễ ở Nhật không căn cứ trên lý do tôn giáo (ở nước ngoài có ngày lễ mang tính tôn giáo như lễ Giáng sinh còn Nhật thì không như thế).

2/ Nước ngoài xem trọng lễ tôn giáo nhưng Nhật Bản xem trọng lễ đầu năm.

3/ Có nước có các ngày lễ khác nhau tùy từng địa phương nhưng Nhật Bản thì thống nhất cả nước.

4/ Ở nước ngoài dùng ngày âm nên ngày lễ hội mỗi năm mỗi khác, ở Nhật Bản dùng lịch dương nên mỗi năm đều vào cùng một ngày.

5/ Ở Nhật Bản có một ngày kẹp giữ 2 ngày nghĩ lễ được gọi là “Ngày nghỉ quốc dân”. Ngoài ra, khi ngày lễ rơi vào ngày chủ nhật thì sẽ được nghỉ bù vào thứ 2.

Ý nghĩa của những ngày nghĩ trong năm

+ Nghỉ tết: Ngày 1 tháng 1 dương lịch hàng năm là ngày Tết Nguyên đán, là mốc quan trọng trong một năm. Nhiều công ty chỉ nghĩ tết từ ngày 29/12 đến ngày 3/1. Ngày lễ ghi trên lịch chỉ có 1 ngày là 1/1, nghỉ tết dài hay ngắn là do từng công ty qui định. Người nhật thường mở tiệc liên hoan vào cuối năm gọi là “Bonenkai” để cảm ơn nhân viên và quên đi mệt nhọc của một năm và ngày đầu năm (ngày đầu tiên đi làm lại) để chúc mừng năm mới.

Trong thời gian nghĩ từ 29~31/12 hàng năm người nhật thường dọn dẹp nhà cửa, lau chùi cẩn thận mọi ngóc ngách trong nhà cho sạch sẽ, giữ cho tinh thần và cơ thể được tinh khiết để đón mừng năm mới. Vào đêm giao thừa, người nhật có tục ăn Soba (mì Nhật) có ý nghĩa sống lâu, trường thọ. Trong 3 ngày tết cả gia đình quây quần ăn “Osechi-ryori để” mừng năm mới, đi thăm anh em, họ hàng mà trong một năm thường không có thời gian gặp gỡ.

+ Tuần lễ vàng: Mỗi năm Nhật Bản có 3 ngày nghĩ lễ liên tiếp là các ngày 3/5 (ngày hiến pháp), 4/5 (ngày nghỉ quốc dân), 5/5 (ngày nhi đồng). Trước sau 3 ngày này là ngày Quốc tế lao động, thứ 7 và chủ nhật, tức khoảng 5 ngày nghĩ. Các công ty nhật thường lấy những ngày nghĩ khác bù vào đây để nhân viên được nghĩ luôn 1 tuần. Tháng 5 là mùa xuân, khí trời ấm áp, cây cỏ xanh tươi, người nhật thường đi chơi xa vào dịp này, từ đó người ta gọi là “tuần lễ vàng”.

+ Nghĩ Obon (tiết thanh minh)

Khoảng thời gian giữa tháng 7 (từ ngày 13 đến ngày 15) hoặc giữa tháng 8 (từ ngày 13 đến ngày 15) người nhật gọi là Obon. Người nhật cho rằng khoảng thời gian Obon là lúc ông bà tổ tiên đã khuất trở về cõi trần với con cháu nên họ thường hay cúng kiếng, con cháu đi xa trở về nhà để thắp hương ông bà. Tùy địa phương Obon được định vào tháng 7 hay tháng 8, người ta thường tận dụng vài ngày nghĩ vào dịp này để về thăm quê.

+ Nghĩ hè: Các trường học ở Nhật Bản nghĩ hè từ 20/7 đến hết 31/8. Đây là khoảng thời gian nóng nhất ở Nhật Bản, các công ty thường cho nhân viên nghỉ khoảng 3 ngày vào mùa hè, người ta thường gọp nghĩ lễ Ubon và nghĩ hè vào cùng với nhau để được nghĩ dài. Vào dịp này nhiều nơi tổ chức bắn pháo hoa và múa Obon.

Lễ hội

Đây không phải là ngày nghĩ mà là lễ hội theo mùa, các bạn nên biết để hiểu thêm văn hóa của người Nhật

+ 14/2 Ngày lễ tình nhân

+ Ngày 3 hoặc 4 tháng 2 (lập xuân) Lễ hội đuổi tà ma. Trong ngày này người ta vừa rãi đậu xanh vừa rang vừa nói “Quỷ ra, phúc vào”. Sau đó người ta ăn số hạt đậu đúng với số tuổi của mình để cầu cho cả năm được khỏe mạnh.

+ 3/3 (Tiết hoa đào) Là lễ hội dành cho các bé gái. Đây là ngày cầu nguyện cho các bé gái sau này gặp được lương duyên. Biểu tưởng chúc mừng là bộ búp bê “Hina-Ningyo” được trưng bày trong phòng từ mấy ngày trước và được cất đi ngay khi kết thúc ngày 3/3, nếu để lâu hơn thì lương duyên của con sẽ muộn màng.

+ 1/4 (Lễ khai giảng) Năm học mới ở Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Vào mùa này hoa anh đào nở rất đẹp.

+ Ngày của mẹ (chủ nhật thứ 2 tháng 5), ngày của bố (chủ nhật thứ 3 tháng 6) vào ngày này con cái thường tặng mẹ hoa Cẩm Chướng để tỏ lòng biết ơn những vất vả của mẹ đã lo cho ta. Tương tự, con cũng tặng quà cho bố vào ngày của bố.

+ 7/7 (Ngưu lan chức nữ) Đây là ngày hội sao bắt nguồn từ Trung Quốc. Ở nhật, mọi người thường ghi những điều cần cầu nguyện ra giấy màu và buộc lên cành trúc.

+ 15/11 (Hội lễ mừng 753) Đây là ngày đi lễ đền để cầu nguyện cho các bé trai 3 và 5 tuổi, các bé gái 3 và 7 tuổi được khôn lớn, khỏe mạnh, vào ngày này các em được người thân phát cho những túi kẹo chitose (kẹo nghìn tuổi).

NGƯỜI NHẬT VÀ TÔN GIÁO

Đối với nhiều người nước ngoài, quan niệm về tôn giáo của người nhật hết sức khó hiểu. Ở Nhật Bản có rất nhiều tôn giáo, nhưng phần đông người nhật lại không có lòng tín ngưỡng rõ rệt đối với một tôn giáo nào.

Quan sát sinh hoạt của ngưởi nhật ta sẽ thấy, vào ngày tết nguyên đán họ đi lễ đền (thần đạo), vào ngày Tiết thanh minh sẽ đi lễ chùa (phật giáo), vào ngày Giáng sinh (thiên chúa) ăn mừng bằng bánh cake và thị gà quay hoặc vào lễ mừng 753 họ đi lễ ở đền, đám cưới tổ chức ở nhà thờ và đám tang tổ chức ở chùa.

Nếu như ta thấy, ngoài một số ít người ra, phần đông người Nhật không hiểu biết nhiều về tôn giáo. Thế nhưng nước nhật là nước tự do tôn giáo và quyền này đươc pháp luật bảo vệ vì thế các bạn đừng sợ bị cấm đoán. Có điều bạn không thể đòi công ty bố trí thời gian để thực hiện những thói quen tôn giáo của mình.

CON DẤU

Đối với người nhật, con dấu cá nhân rất quan trọng với họ, nhưng với người nước ngoài trừ những trường hợp cần thiết mới cần còn ngoài ra thì bạn vẫn ký tên như thói quen của mình. Bạn có thể dùng chữ ký nhưng cũng cần biết về sự tồn tại của con dấu.

CẢNH SÁT

Khi gặp trộm cướp, hành hung, tai nạn .v.v. Các bạn cần thông báo ngay cho người quản lý biết, khi cần báo cảnh sát bạn quay số 110 hoặc đến trực tiếp bót cảnh sát gần nhất. Bót cảnh sát là một mạng lưới tổ chức đặc thù của cảnh sát ở mỗi địa phương, mạng lưới bót cảnh sát đóng vai trò bảo vệ an ninh cho khu phố, thường xuyên đi tuần tra để nắm bắt tình hình khu phố. Cảnh sát Nhật Bản không phải chỉ xử lý tai nạn mà còn làm nhiều việc như cần chỉ đường, tìm trẻ lạc, nhận cớ mất đồ .v.v. những việc rất gần với người dân. Khi có tai nạn xảy ra, cảnh sát tức tốc có mặt tại hiện trường và trong nháy mắt bủa ra một mạng lưới cảnh báo. Tính năng động này được mọi người đánh giá cao.

SỞ CỨU HOẢ

Sở cứu hỏa Nhật Bản không chỉ làm một nhiệm vụ chữa cháy. Khi cần cấp cứu, sở cứu hỏa còn phái xe cứu thương đến để đưa người bệnh hoặc người bị thương đến bệnh viện. Muốn gọi Cứu hỏa, quay số 119. Do đó, khi tai nạn sảy ra có người bị thương, hãy báo cho cảnh sát và sở cứu hỏa biết.

CƠ SỞ VẬT CHẤT CÔNG CỘNG

Chính quyền địa phương tại Nhật Bản thường cung cấp những cơ sở công cộng để làm nơi học tập, giải trí cho người dân, tạo ý thức liên kết cho mọi người. Để nuôi dưỡng tình yêu đối với nơi mình sống, địa phương xây các cung văn hóa, các trung tâm trao đôi thông tin, thư viện v.v. và kêu gọi mọi người tích cực sử dụng. Các bạn là một thành viên của khu phố vì vậy hãy tích cực sử dụng cơ sở vật chất đó vào những ngày nghĩ.

Cung văn hóa (Kuyasho) thì tùy mỗi nơi một khác, có thể có thư viện, lớp dạy nấu ăn, lớp dạy thể dục thẩm mỹ, phòng triển lãm .v.v. Ngoài ra ở nhà thể thao còn dạy các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, kiếm đạo, tenis .v.v.với giá rẻ. Thông tin về các lớp này có ghi trong các tờ báo, tờ rơi nhưng bạn cũng có thể đến tận nơi để hỏi. Trong những tờ báo hay tở rơi bạn sẽ thấy ngoài việc thông báo các hoạt động của địa phương còn có các buổi bán đồ từ thiện, lớp học, hội hè .v.v. Tích cực sử dụng các thông tin này bạn sẽ có thêm nhiều bạn mới, cuộc sống ở Nhật sẽ vui hơn.

ĐỘNG ĐẤT VÀ BÃO

Động đất:

Nhật Bản là nước có nhiều động đất. Lần đầu gặp động đất nhất định bạn sẽ sợ, nhưng những trận bạn gặp thường ở quy mô nhỏ, không gây thiệt hại nhiều. Vài chục năm mới có một trận gây thiệt hại lớn. Năm 1923 trận động đất Kanto đã gây thiệt hại lớn cho trung tâm Tokyo, người ta tiên đoán trong tương lai gần vùng Kanto lại xảy ra một trận động đất lớn nữa. Năm 2011 trận động đất lớn kèm theo sóng thần cũng gây thiệt hại rất lớn cho đất nước Nhật Bản về con người và kinh tế. Vì thế chính quyền địa phương rất chú ý đến việc phòng chống thiệt hại động đất như chỉ định trước nơi sơ tán, đảm bảo nước uống cho người dân .v.v. thông thường những điểm chỉ định là các trường học, bệnh viện hoặc một nơi cao ráo có vị trí thuận lợi cho việc cứu nạn. Ngoài ra, Nhật Bản là quốc gia ứng dụng cảnh báo động đất, sóng thần đạt tỉ lệ 100% trên các thuê bao điện thoại đang hoạt động.

Những điều cần chú ý để giảm thiệt hại do động đất gây ra:

– Khi động đất, phải tắt lửa

– Những tủ có thể đỗ thì dính vào tường

– Tư trang quí, tiền bạc nên gửi ngân hàng

– Phải biết nơi sơ tán chỉ định

– Phải luôn có nguồn nước, thức ăn dự trữ trong nhà 2~3 ngày, thuốc uống, băng quấn, đèn pin .v.v.

Ngoài ra khi có động đất phải mở cửa sổ hoặc cửa cái để thoát hiểm, không được chạy ra ngoài đầu trần, đội mũ bảo hộ, khi có khói lấy khăn ướt che mũi, cuối thấp người xuống chạy, khi cơn động lắng không nên chạy vào nhà ngay vì còn những dư chấn tiếp theo sẽ kéo đến, hãy nghe radio để nắm thông tin chính xác.

Bão:

Từ tháng 6 đến tháng 9 là khoảng thời gian Nhật Bản có nhiều bão nhất là tháng 9. Tin tức về bão được thông báo trên ti vi, radio các bạn nên theo dõi. Khi có bão đỗ bộ vào Nhật Bản, bạn tránh đi chơi xa, nhất là leo núi, câu cá, tắm biển.

Ngoài ra trong đời sống hàng ngày nên chú ý những điểm sau khi có mưa to, gió lớn:

– Đóng các cửa sổ

– Lấy quần áo, đồ đạc phơi ở ngoài vào nhà

– Chuẩn bị sẵn đèn pin, thuốc uống .v.v

– Không ra ngoài nếu không có việc khẩn cấp vì cây có thể đỗ, dây điện có thể bị đứt, rất nguy hiểm

KHI BỊ BỆNH HOẶC BỊ THƯƠNG

Đi bác sĩ: Chế độ y tế của Nhật Bản rất phát triển, bác sĩ được chia theo phân khoa rất tỉ mỉ tùy theo loại bệnh và vết thương mà bác sĩ điều trị rất khác nhau. Ở Nhật Bản không có bác sĩ chữa đủ loại bệnh như nước ngoài.

Chi phí chữa bệnh: Theo qui định thì công ty tiếp nhận bạn sang làm việc sẽ mua các loại bảo hiểm cho bạn đề phòng bệnh và tai nạn. Thông thường bảo hiểm chi trả 70% phí chữa bệnh còn bạn chịu 30%. Tuy nhiên có một số vấn đề liên quan đến y tế mà không được bảo hiểm như phẫu thuật thẩm mỹ, niền răng, làm đẹp .v.v. Trong trường hợp chỉnh sữa răng do bị tai nạn thì vẫn được bảo hiểm.

Ngoài ra, ở một đất nước hiện đại, công nghệ tiên tiến và ý thức xã hội phát triển cao, chúng ta hãy cố gắng tiếp thu những điều tốt đẹp, hạn chế những việc làm tiêu cực, hãy an tâm công tác hoàn thành hợp đồng đã ký kết và các mục tiêu của mình đề ra. Ngoài mục đích kiếm tiền thì các bạn cần học hỏi nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực tiếng nhật, cố gắng không những mang tiền về cho gia đình mà còn mang luôn cả tiến bộ khoa học công nghệ và ngôn ngữ của nước Nhật sau khi hoàn thành hợp đồng về nước.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG